Bệnh dịch tả heo Châu Phi tên tiếng Anh là African Swine Fever (ASF), bệnh Dịch tả heo cổ điển tên tiếng Anh là Classical Swine Fever (CSF) hoặc Hog cholera. Hai bệnh này do hai loại vi- rút hoàn toàn khác nhau gây ra nhưng triệu chứng và bệnh tích của hai bệnh này lại rất giống nhau nên khó phân biệt, chỉ có xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mới phân biệt được bệnh. Hiện nay bệnh Dịch tả heo Châu Phi đang bùng phát mạnh tại Trung Quốc, gây chết heo 100% và nguy cơ lây lan sang nước ta là rất cao. Sau đây là một số đặc điểm giống và khác nhau giữa hai bệnh này:
Do bệnh DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI chưa có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC để phòng bệnh phải đặc biệt quan tâm với các biện pháp sau đây:
1. Phải tiêm ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm cho heo khi heo đang còn khỏe mạnh.
2. Sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần một tuần ở tình trạng bình thường. Khi trong vùng chăn nuôi có dịch bệnh xảy ra thì 1-2 ngày sát trùng một lần với các thuốc sát trùng hiệu quả cao như BIODINE ®, BIO-GUARD, BIOXIDE, BIOSEPT ® hoặc BIOKON.
3. Tăng cường sức đề kháng cho heo những lúc thời tiết thay đổi hoặc khi mới nhập heo vào trại bằng cách tiêm mỗi con 1 liều thuốc BIO-TULACIN 100 hoặc trộn thuốc BIO-TYLODOX PLUS vào thức ăn và cho ăn liên tục 5 ngày. Ngoài ra nên bổ sung thêm thuốc bổ BIO-B.COMPLEX A,D,E,C và BIO ANTI-STRESS
4. Hạn chế người lạ vào trại. Xe ra vào trại phải phun xịt thuốc sát trùng kỹ lưỡng.
5. Không mua thịt heo bệnh từ nơi khác mang vào trại.
6. Phun xit ruồi, muỗi thường xuyên bằng thuốc BIO-DELTOX
7. Phải cho heo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn phải bảo quản kỹ và không bị ẩm mốc.
8. Cung cấp nước sạch cho heo uống. Nếu nghi ngờ nước uống bị nhiễm bẩn thì phài sát trùng bằng thuốc BIODINE ® trước khi dùng.
Hình 1.Heo bị chảy máu mũi (DTH Châu Phi) |
Hình 2.Chảy máu ở hậu môn (Dịch tả heo Châu Phi) |
Hình 3.Heo nái bị sẩy thai (Dịch tả heo Châu Phi) |
Ban cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE
Ý kiến bạn đọc