Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

SỬ DỤNG CÁC PROBIOTICS TRONG CHĂN NUÔI

Theo tổ chức FAO/WHO thì “probiotic là những vi sinh vật sống khi được cung cấp với số lượng đủ lớn sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ” thông qua việc cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột” (Bajagai và ctv, 2016). Các vi sinh vật thường dùng để sản xuất probiotic gồm Lactobacillus, Streptococcus, Bacillus, Bifidobacterium, Enterococcus, Aspergillus, Candida và Saccharomyces. Probiotic đã được sử dụng từ lâu trong chăn nuôi để giúp phòng bệnh và tăng khả năng tăng trọng. Ngày nay, các sản phẩm probiotic càng được quan tâm nhiều hơn khi việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi để kích thích tăng trưởng đã bị cấm vì đề kháng kháng sinh và an toàn thực phẩm.
 


Cơ chế tác dụng của probiotic :

  • Duy trì và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: probiotics cạnh tranh vị trí bám trên thành ruột và cạnh tranh các chất dinh dưỡng với các vi khuẩn có hại ; tác động trực tiếp lên vi khuẩn gây bệnh (sản xuất các chất có tác dụng diệt khuẩn, làm giảm pH ruột, ảnh hưởng chuyển hóa và sản xuất độc tố của vi khuẩn gây bệnh).

  • Kích thích chuyển hóa thức ăn bằng cách làm tăng hoạt động enzyme đường tiêu hóa và làm giảm hoạt động enzyme của vi khuẩn có hại.

  • Cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng lượng ăn vào: probiotic làm giảm pH ruột, tiết và kích thích tiết các enzyme tiêu hóa, từ đó giúp tiêu hóa chất dinh dưỡng và tăng lượng ăn vào.

  • Kích thích hệ miễn dịch vật chủ: cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của đường ruột bằng cách tăng kích thích tiết dịch và kích thích hệ miễn dịch thu được.

Công dụng của probiotic trong chăn nuôi heo:
Kết quả một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Lactobacillus acidophilus (Shengfa and Martin, 2017) hoặc L. acidophilus + S. cerevisiae (Ly và ctv, 2015) hoặc B. subtilis + C. butyricum (Meng và ctv, 2010) cho heo cai sữa giúp cải thiện tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn, nhất là trong vòng 2 tuần đầu sau cai sữa. Ở Việt Nam cũng có tác giả thử nghiệm bổ sung probiotic (Bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) cho heo giai đoạn từ cai sữa (7,5 kg) đến khi đạt 50 kg, đã giúp cải thiện lượng ăn vào, tăng trọng nhanh và giảm chi phí sản xuất 16% so với lô không bổ sung (Lê Văn An và Ctv, 2017). Tương tự, khi bổ sung L. acidophilus + S. cerevisiae + B. subtilis (Bajagai và ctv, 2016) hoặc B. subtilis + C. butyricum (Meng và ctv, 2010) trên heo thịt vỗ béo giúp cải thiện tăng trọng tuyệt đối. Ngoài ra, gần 80% nghiên cứu trước đây cho thấy heo con giảm tiêu chảy khi dùng probiotic (tỷ lệ tiêu chảy 21% so với 38%) (Shengfa and Martin, 2017). Probiotic có thể dùng kết hợp với các men tiêu hóa (amylase, lipase, protease và phytase) cho nái nuôi con và heo con từ lúc tập ăn (tuần thứ 2) đến cai sữa (28 ngày) để giúp heo con tăng trọng nhanh hơn và trọng lượng cai sữa cao hơn, cải thiện chuyển hóa thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu chảy (Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn, 2014). Một số nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung nấm men S. cerevisae trên heo con sau cai sữa cũng giúp cải thiện chuyển hóa thức ăn, kích thích phát triển ruột non, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột và tăng hệ miễn dịch (Jiang và ctv, 2015) ; trên nái mang thai và nuôi con giúp cải thiện sức khỏe nái, trọng lượng heo con lúc cai sữa và tăng sản lượng sữa (Shen và ctv, 2011).
Công dụng của probiotic trong chăn nuôi gà:
Trên gà mái đẻ, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy bổ sung chế phẩm probiotic giúp tăng tỷ lệ đẻ trứng, tăng năng suất trứng, giảm tỷ lệ chết. Ngoài ra, nấm men S. cerevisiae có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của độc tố aflatoxin lên tuyến tụy của gà mái đẻ (Matur và ctv, 2010).
Trên gà thịt, probiotic giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn (Phạm Kim Đăng và Ctv, 2016), cải thiện tăng trọng và tỷ lệ quầy thịt (Kabir, 2009). Ngoài ra, probiotic còn giúp tăng sức đề kháng của gia cầm bằng cách làm tăng sản xuất kháng thể và các chất miễn dịch tế bào (Kabir, 2009), cải thiện sức khỏe đường ruột (Phạm Kim Đăng và Ctv, 2016); đồng thời làm giảm vi khuẩn Salmonella trong manh tràng (10% so với 41%)  (Mousavi và ctv, 2018), giảm số lượng vi khuẩn E. coliSalmonella spp. trong hồi tràng và trong phân (Phạm Kim Đăng và Ctv, 2016). Ngoài ra, nấm men S. cerevisiae cũng có tác dụng giúp cải thiện tăng trọng gà giai đoạn từ 1 – 42 ngày tuổi khi bổ sung liều 0,2% (Shakar và ctv, 2017).
Cách sử dụng các sản phẩm probiotic của Công ty Bio-Pharmachemie :

Công ty Bio-Pharmachemie có bộ sản phẩm probiotic đa dạng như BIO-MULTIZYME, BIO-AMINOZYME, BIOZYME, BIO-ZYME PLUS, BIOTICBIO-BACIMAX. Thành phần chính của các sản phẩm này là các vi sinh vật có lợi (Lactobacillus acidophillus, Bacillus subtillis, Bacillus amyloliquefaciens, Saccharomyces cerevisiae …) giúp tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn, tăng sức đề kháng vật nuôi và ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển. Đặc biệt, sản phẩm BIO-BACIMAX chứa Bacillus amyloliquefaciens, là một lợi khuẩn mới được sử dụng trong chăn nuôi, có khả năng tồn tại tốt trong dịch dạ dày, sản sinh nhiều men tiêu hóa chất bột đường và protein, và sản sinh kháng sinh tự nhiên chống lại các vi khuẩn có hại (S. aureus, E. coli, C. perfringens …) (Trịnh Thành Trung và ctv, 2013).  Ngoài ra, các sản phẩm này còn bổ sung các enzyme tiêu hóa (BIO-MULTIZYME, BIOZYME), axít amin thiết yếu (BIO-MULTIZYME, BIOZYME, BIO-AMINOZYME), vi khoáng và vitamin … cũng có vai trò giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn, tăng sức đề kháng và cải thiện tăng trọng cho vật nuôi.

Các sản phẩm này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau như sau :

Sản phẩm

Liều lượng và cách dùng

BIOZYME

- Heo nái: 3 g/kg TĂ, bổ sung tháng cuối thai kỳ và trong suốt giai đoạn nuôi con.

- Heo con: 5 g/kg TĂ, bổ sung giai đoạn từ 2 tuần tuổi đến cai sữa.

- Heo thịt: 3 g/kg TĂ, bổ sung trong suốt giai đoạn nuôi thịt.

- Gà, vịt, cút đẻ: 3 g/kg TĂ, bổ sung hàng ngày

- Gà, vịt, cút thịt : 3 g/kg TĂ, bổ sung từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng.

BIO-MULTIZYME
 

- Heo nái: 500 g/60 kg TĂ, bổ sung tháng cuối thai kỳ và trong suốt giai đoạn nuôi con.

- Heo con: 500 g/50 kg TĂ, bổ sung giai đoạn từ 2 tuần tuổi đến cai sữa.

- Heo thịt : 500 g/70 kg TĂ, bổ sung trong suốt giai đoạn nuôi thịt.

- Gà, vịt, cút đẻ: 500 g/60 kg TĂ, bổ sung hàng ngày.

- Gà, vịt, cút thịt : 500 g/70 kg TĂ, bổ sung từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng.

BIO-ZYME PLUS
 

- Heo thịt : 500 g/400 kg TĂ, bổ sung trong suốt giai đoạn nuôi thịt.
- ​Gà, vịt, cút thịt : 500 g/330 kg TĂ, bổ sung từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng.

BIO-BACIMAX

Hỗ trợ tăng trọng và phòng bệnh :

- Gà, vịt, cút thịt và đẻ: 0,5 – 1g/kg TĂ hoặc 0,5 – 1g/lít nước, bổ sung từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng và trong suốt giai đoạn đẻ.

- Heo con theo mẹ và cai sữa : 0,5 – 1g/kg TĂ hoặc 0,5 – 1g/lít nước, bổ sung hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị tiêu chảy :

- Gà, vịt, cút : 1g/kg TĂ hoặc 1g/lít nước, bổ sung liên tục 4 – 5 ngày.

- Heo con theo mẹ : pha 10g/50 ml nước cho 10 con, cho uống 2 lần/ngày, trong 3 – 4 ngày liên tục.
​- Heo sau cai sữa : pha 10g/50 ml nước cho 5 con, cho uống 2 lần/ngày hoặc trộn 2g/kg TĂ, dùng liên tục 3 – 4 ngày.

BIO-AMINOZYME

- Heo thịt, heo nái : 2 kg/tấn TĂ hoặc 1 g/lít nước, bổ sung trong suốt giai đoạn nuôi thịt và nuôi con.

- Gà, vịt, cút thịt và đẻ: 2 kg/tấn TĂ hoặc 1 g/lít nước, bổ sung từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng và trong suốt giai đoạn đẻ.

BIOTIC
 

- Heo thịt, heo nái : 2 kg/tấn TĂ hoặc 1 g/lít nước, bổ sung trong suốt giai đoạn nuôi thịt và nuôi con.
- Gà, vịt, cút thịt và đẻ: 3 kg/tấn TĂ hoặc 1,5 g/lít nước, bổ sung từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng và trong suốt giai đoạn đẻ.

TS Nguyễn Kiên Cường
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110