Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) hay còn gọi là bệnh tai xanh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh lý chỉ tập trung trên hai cơ quan chính đó là:
-Cơ quan sinh sản (gây rối loạn sinh sản)
-Cơ quan hô hấp (gây viêm phổi).
Như vậy nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng để phân biệt bệnh tai xanh với các bệnh khác thì Anh Dũng cần lưu ý đến 3 đặc điểm sau đây để có hướng đoán bệnh:
1. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH SẢN:
-Trên heo nái, bệnh tai xanh gây chết thai, khô thai, sẩy thai ở nhiều giai đoạn mang thai khác nhau.
-Heo nái đẻ sớm (trước 110 ngày)
-Lúc sanh ra heo con yếu, chết nhiều sau khi sinh
-Nái sau khi sanh thường mất sữa và viêm vú
-Chậm động dục trở lại
Trong quá trình chăn nuôi heo nái đẻ, nếu những triệu chứng trên xảy ra một cách đột ngột và phổ biến thì đây là những chỉ dẫn cho chúng ta nghi ngờ bệnh tai xanh đã hiện diện ở trong trai chăn nuôi của mình.
Ở đây chúng ta cần phân biệt với những bệnh khác cũng gây rối loạn sinh sản cho heo nái như khô thai, thai gỗ, sẩy thai, chẳng hạn như bệnh giả dại (Aujeszky’s), bệnh do Leptospira, bệnh dịch tả heo, bệnh do Parvovirus v.v...Trường hợp này chúng ta phải dựa vào những đặc điểm riêng biệt của từng bệnh để phân biệt với bệnh tai xanh. Ví dụ:
-Đối với bệnh giả dại:
Heo nái bị bệnh giả dại cũng có những biễu hiện như khô thai, chết thai, heo con chết lúc sinh. Nhưng ở bệnh giả dại thì heo nái có biểu hiện đặc biệt là thường ủi hoặc chà mõm xuống nền chuồng, động kinh, rung cơ (heo bị bệnh tai xanh không có các biểu hiện này)
Gây sẩy thai cho heo nái, heo con chết lúc mới sinh. Trên heo con mới sinh và heo nái có biểu hiện đặc trưng là vàng da, niêm mạc nhợt nhạt (heo bị bệnh tai xanh không có biểu hiện này)
-Bệnh dịch tả heo:
Heo bị bệnh dịch tả thường bị viêm kết mạc mắt, chảy nhiều ghèn, hai chân sau đi xiêu vẹo (đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả heo).
2. BIỂU HIỆN NGOÀI DA:
Để phân biệt về biểu hiện ngoài da giữa heo bị bệnh tai xanh và bệnh dịch tả với giả định những heo này chỉ bị từng bệnh riêng lẽ, không có trường hợp bị bệnh ghép; thì heo bị bệnh tai xanh thường có biểu hiện tím tái ở tai, mũi, chóp đuôi, chân và có những vết rộp da trên cơ thể (đây là bệnh tích khá đặc trưng của bệnh tai xanh). Trong khi đó ở bệnh dịch tả heo thì trên tai và cơ thể có những nốt xuất huyết lấm tấm đều khắp
3. ẢNH HƯỞNG TRÊN CƠ QUAN HÔ HẤP:
Ngoài những triệu chứng vừa nêu trên, heo bị bệnh tai xanh thường kèm theo biểu hiện thở khó, ho nhiều. Với những heo có bệnh kèm trên đường hô hấp thì heo bị viêm phổi nặng thêm.
Cũng giống với một số bệnh khác, heo bị bệnh tai xanh cũng gây sốt, giảm ăn hoặc bỏ ăn, nhưng đây là biểu hiện chung cho rất nhiều bệnh, nên không thể dựa vào đặc tính này để phân biệt với các bệnh khác được.
ĐIỀU TRỊ:
Bệnh tai xanh là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, để giảm thiểu mức độ trầm trọng do phụ nhiễm làm bệnh phổi nặng thêm nên việc dùng kháng sinh là điều cần thiết. Anh Dũng và bà con chăn nuôi có thể sử dụng một trong hai loại thuốc sau, rất công hiệu:
1.BIO-DANOSONE
2. BIO-MARCOSONE ®
Ngoài ra phải tiêm thêm thuốc BIO-BROMHEXINE và vitamin để tăng sức đề kháng cho thú.
PHÒNG NGỪA
-Tiêm ngừa vaccin để phòng bệnh tai xanh lúc heo còn khỏe mạnh
-Giữ ấm chuồng trại lúc mưa gió, làm mát lúc nắng nóng. Vệ sinh chuồng trại thật tốt, những lúc ở địa phương có dịch bệnh xảy ra nên phun xịt thuốc sát trùng mỗi tuần một lần với thuốc BIOSEPT ®.
-Không giết mổ heo bệnh tại nhà, không vứt xác thú chết xuống sông, ra ngoài đồng mà phải chôn sâu và có rắc vôi bột.
-Mỗi khi thời tiết thay đổi nên pha BIO-VITAMIN C 10% vào trong nước uống trong vòng 2-3 ngày để tăng sức đề kháng cho heo.
-Hạn chế nhập heo mới vào đàn (trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly để theo dõi tối thiểu 3 tuần).
PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Ý kiến bạn đọc