Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY PHÂN XÁM Ở HEO DO BALANTIDIUM COLI GÂY RA

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Balantidium coli là một loại ký sinh trùng đơn bào đường ruột, gây đau bụng và tiêu chảy ở người và động vật có vú kể cả heo. Balantidium coli  gây bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển, nơi có vệ sinh môi trường kém.


ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY VÀ CƠ CHẾ GÂY BỆNH CỦA BALANTIDIUM COLI
Balantidium coli truyền qua đường ăn-uống. Khi nang gây bệnh của Balantidium coli được ăn vào, tới ruột nó sẽ trãi qua 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn trophozoites và giai đoạn nang. Nang là giai đoạn gây nhiễm của vòng đời Balantidium coli.
Một khi nang được heo ăn vào và đi qua hệ thống tiêu hóa, nhờ có vách nang cứng rắn nên nó tồn tại dưới môi trường axit của dạ dày, ở ruột non giai đoạn trophozoites được hình thành, sau đó các trophozoites xâm chiếm ruột già, ở đó nó  sống trong lòng ruột và ăn hệ vi khuẩn đường ruột, các mảnh vỡ tế bào, hạt tinh bột và chất hữu cơ khác. Một số trophozoites xâm nhập vào thành của ruột già nhờ có enzyme phân giải protein và nhân lên bằng phân hạch nhị phân vô tính gây hư hại thành ruột già, một số khác trở về lòng ruột. Trong lòng ruột trophozoites hình thành bao nang ở đoạn cuối của ruột già, bao nang cũng có thể hình thành ở trong phân khi đã ra khỏi vật chủ.  Nang trưởng thành sẽ theo phân thải ra ngoài môi trường, từ  đó chúng có thể lây nhiễm sang người hoặc  con heo khác. Nguy cơ nhiễm trùng  xảy ra cao nhất ở những heo có khả năng  miễn dịch kém hoặc  bị suy dinh dưỡng do  nồng độ axit dạ dày thấp.

 

Đường truyền lây và cơ chế sinh bệnh tiêu chảy phân xám ở  heo do Balantidium coli gây ra
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH
Heo bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy phân sệt, loảng, màu xám đen, có biểu hiện đau bụng, mất nước, buồn nôn và nôn, giảm ăn, chậm lớn.
Đại tràng bị viêm, có các vết loét, gây tổn thương niêm mạc ruột già, mặt ngoài ruột già nổi lên rãi rác những u màu trắng.
Phân biệt với bệnh cầu trùng:
Bệnh cầu trùng xảy ra phổ biến ở heo con theo mẹ, phân không có màu xám đen, trong khi đó bệnh do Balantidium coli xảy ra ở heo cai sữa và heo choai.

 

Những u màu trắng nổi lên ngoài bề mặt ruột già
ĐIỀU TRỊ
Những thuốc của công ty BIO-PHARMACHEMIE rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị Balantidium coli. Có thể dùng một trong các loại thuốc  như BIO-TETRA 10%, BIO-TETRA.COLIVIT, BIO-TETRA 10% INJ, BIO-SULTRIM 48%, BIO-AMPI COLI MAX,…
Cấp thêm dịch truyền  và chất điện giải  nếu heo bị tiêu chảy nặng.
Nên  giảm thành phần tinh bột trong khẩu phần
PHÒNG NGỪA
-Vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên là rất quan trọng để ngăn ngừa nang Balantidium coli tích tụ trong chuồng nuôi với một trong các thuốc sát trùng như BIODINE ®, BIO-GUARD, BIOXIDE hoặc BIOSEPT ®.
-Sau cai sữa nên trộn một đợt kháng sinh như BIO-TETRA.COLIVIT cho heo ăn từ 3-5 ngày.
-Nguồn nước cho heo uống phải sạch sẽ, nếu cần thì sát trùng trước khi cho heo uống.
 

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn Kỹ thuật Công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

 

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110