Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

CÁCH BẢO VỆ CHÂN-MÓNG CHO HEO GIỐNG

NGUYÊN NHÂN
-Nguyên nhân heo nái bị yếu chân, bại liệt sau khi sinh: Trong giai đoạn nái mang thai hoặc nuôi con, heo nái cần nhiều calci để hình thành bộ xương heo con hoặc thải nhiều calci qua sữa khi cho con bú. Nếu không được cung cấp đầy đủ  Calci (Ca) và phospho (P) hoặc không cân đối tỷ lệ giữa Ca/P trong thức ăn của heo nái hoặc thiếu vitamin D sẽ gây ra tình trạng heo nái bị yếu chân hoặc bại liệt sau khi sinh.
-Nguyên nhân heo bị đau móng: Do trong thức ăn bị thiếu hụt Biotin (vitamin H) làm cho móng chân không phát triển tốt và dễ bị tổn thương ở vùng móng. Do nền chuồng bị lồi lõm làm cho móng chân, đế chân của heo dễ bị nứt ra. Do nền chuồng bị đọng nước gây ẩm ướt, vi sinh vật dễ phát triển và xâm nhập vào vết nứt trên chân gây thối chân, nhiễm trùng, làm cho bệnh đau chân nặng thêm.

 

 


TRIỆU CHỨNG
-Nếu bệnh nhẹ thì heo  đứng run rẫy, khi nằm đứng lên rất khó khăn, nếu bị bại liệt thì heo chỉ nằm không đứng dậy được nên dễ bị viêm loét da vùng thân.
-Trên móng chân có những vết nứt thâm đen. Heo đi  khập khiễng vì móng và đế chân sưng lên gây đau đớn. Heo có thể chỉ bị yếu chân hoặc đau móng hoặc kết hợp cả hai.
-Heo nái ít sữa, bị táo bón, giảm ăn, heo con còi cọc. Heo đực bị đau chân  lúc phối giống gây xuất tinh kém và thời gian giao phối ngắn hơn.

 

 
 

ĐIỀU TRỊ
-Điều trị yếu chân, bại liệt: Dùng thuốc tiêm
BIO-CALCIMAX ®, tiêm vào đường tĩnh mạch sẽ cho hiệu quả nhanh hơn. Ngoài ra nên trộn thêm BIO-PREMIX 18 vào thức ăn cho heo ăn liên tục. Đối với heo giống mỗi tháng nên tiêm một liều BIO-VITAMIN AD3E.
-Điều trị heo bị đau móng:
Điều trị tại chỗ: Dùng dung dịch sulfate đồng 5% để rửa sạch vết nứt trên móng chân. Sau đó dùng thuốc xịt BIO-BLUE SPRAY  để xịt ngày 2 lần cho đến khi hết bệnh.
Điều trị toàn thân: Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: BIO-CEFQUIN, BIO-AMOX LA, BIO-LINCO, BIO TETRA 200 LA.   Ngày tiêm một lần, từ  5-7 ngày. Sau 3 ngày điều trị, nếu không giảm bệnh thì đổi kháng sinh khác. Tiêm thêm thuốc kháng viêm BIO-KETOSOL 100 cho heo nái không mang thai. Ngoài ra nên trộn  thuốc
BIOTIN-PLUS vào thức ăn để cho heo ăn liên tục.
Nếu có vấn đề đau móng với số lượng lớn heo giống  trong đàn thì dùng bồn nhúng chân có chứa 1% formalin (chỉ sử dụng ngoài trời) hoặc dung dịch 5% sulfate đồng. Cho heo nái đi qua dung dịch trên  mỗi tuần một lần và kéo dài từ 2-3 tuần.
 
PHÒNG NGỪA
-Bổ sung BIO-PREMIX 18 vào thức ăn của heo để cung cấp đầy đủ Ca, P, Biotin, vitamin và CÁC khoáng chất khác. Mỗi tháng tiêm một liều BIO-VITAMIN AD3E.
-Sát trùng nền chuồng 7 ngày một lần. Nền chuồng không được trơn trợt, không đọng nước.
Cho heo đi qua hố nước có pha thuốc sát trùng BIO-GUARD hoặc sunfate đồng  như đã mô tả ở trên có thể giúp khử trùng bàn chân khá hiệu quả.
Kính chúc bà con chăn nuôi năm mới  ĐINH DẬU 2017 dồi dào sức khỏe và phát tài!

 

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ (Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE)

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110