Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

BIỆN PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ ĐẺ VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GIA CẦM

Gia cầm đẻ rất nhạy cảm dù chỉ là những trục trặc nhỏ nhất cũng đều làm sụt giảm tỷ lệ đẻ, vỏ trứng mỏng, mất màu, tỷ lệ ấp nở thấp... Để tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời, người chăn nuôi phải đánh giá toàn diện các vấn đề sau đây:
1.TUỔI CỦA ĐÀN GÀ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ ĐẺ TRỨNG
Sản xuất trứng bắt đầu khi gà đạt khoảng 18-22 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đến đỉnh cao khoảng 90% ở 6-8 tuần sau đó. Rồi sản lượng trứng  sẽ giảm xuống còn  khoảng 65% sau 12 tháng đẻ.
2.THAY LÔNG
Thay lông là quá trình tự nhiên của sự rụng lông và tái phát triển lông mới của gia cầm. Giai đoạn thay lông  gia cầm mái chuyển protein và năng lượng  vào sự tăng trưởng lông nên sẽ giảm đẻ. Nên bổ sung chế độ ăn nhiều protein hơn trong thời gian thay lông để có thể đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lông và tăng sản xuất trứng.
3.THỜI GIAN CHIẾU SÁNG
Gia cầm đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14 đến 16 giờ để duy trì sản xuất trứng. Nếu thời gian chiếu sáng giảm, gia cầm không ăn dẫn đến sản lượng trứng thấp. Bổ sung thời gian chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo (sử dụng bóng đèn sợi đốt). Đèn nên được kiểm tra thường xuyên và làm sạch để không bị mờ.
4.THIẾU THỨC ĂN
Nếu gia cầm đẻ không ăn thức ăn trong vài giờ, sự suy giảm sản lượng trứng sẽ xảy ra ngay (nhất là trường hợp bị mất điện đột ngột vào ban đêm).

 

5.THIẾU NƯỚC

Nước chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm gần 75% khối lượng của quả trứng. Việc thiếu nước trong vài giờ có thể sẽ làm giảm sản lượng trứng. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho gia cầm mọi lúc.
6.SỰ THIẾU HỤT CALCI (Ca)
Bộ xương của gia cầm mái có dự trữ một lượng calci nhất định, khi calci không được cung cấp đầy đủ, lượng calci dự trữ bị cạn kiệt à sẽ giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng hoặc không có vỏ vôi.
Kích cỡ hạt calci lớn nên chiếm khoảng 1/3 tổng lượng calci trong thức ăn để  được giữ lại lâu hơn ở đường tiêu hóa trên. Giúp nguồn calci được giải phóng từ từ và liên tục để hình thành vỏ trứng, đặc biệt là trong giai đoạn tối khi gà không ăn.
7.SỰ THIẾU HỤT PHỐT PHO (P)
Cả calci và phốt pho đều là thành phần của xương. Sự dư thừa của một trong hai chất cản trở sự hấp thụ và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp. Đối với gà đẻ giai đoạn sản xuất trứng tỷ lệ Ca/P là 12Ca/1P (Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ).
8.THIẾU VITAMIN  D
Vitamin D3 cần thiết cho sự hấp thu và sử dụng calci bình thường. Nếu thiếu vitamin D3 thì sẽ giảm hấp thu calci à dẫn đến hậu quả là giảm sản lượng trứng. Để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, cần bổ sung vào thức ăn chế phẩm BIO-PREMIX 12 để kéo dài thời gian đẻ, đẻ nhiều, trứng to.
9. SỰ DƯ THỪA VÀ THIẾU MUỐI
Dư thừa muối sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy phân lỏng và ướt. Thiếu muối sẽ dẫn đến hiện tượng gà cắn mổ nhau và giảm sản lượng trứng.
Những thực  liệu như bột cá, bột gluten bắp, bột thịt, bột whey và bột hướng dương chứa hàm lượng natri cao. Khi các thành phần này được sử dụng thì lượng muối bổ sung  vào thức ăn phải giảm xuống. (tỷ lệ muối trong thức ăn khoảng 0,3 - 0,5%)
10.PROTEIN VÀ AXÍT AMIN
Gia cầm không thể tổng hợp được một số axit amin thiết yếu để đáp ứng yêu cầu trao đổi chất. Methionine và lysine là hai axit amin thường thiếu trong khẩu phần khi gà, vịt, cút bắt đầu đẻ, vì vậy phải cung cấp chế phẩm
BIO SUPER EGG-PROMOTER  vào thức ăn cho gia cầm để cải thiện tỷ lệ đẻ và khả năng ấp nở.
11.ĐỘC TỐ NẤM
Độc tố mycotoxin  trong thức ăn sẽ gây  cản trở sự hấp thụ hoặc chuyển hóa của một số chất dinh dưỡng  đồng thời gây thiếu hụt calci và  vitamin D3. Ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng.  Không nên lưu trữ thức ăn trong trại lâu hơn hai tuần vì có thể bị mốc. Nếu thức ăn bị ướt, cần loại bỏ. Hàng tuần nên cho gia cầm uống BIO-SORBITOL+B12 để tăng khả năng giải độc cho gan, thận.
12.STRESS  
Gia cầm đẻ rất nhạy cảm với stress và thường đáp ứng  bằng cách ngừng đẻ trứng. Cần ngăn chận mèo, chuột và các động vật khác vào chuồng  vì đễ làm cho gia cầm hoảng  sợ.
Nhiệt độ chuồng nuôi cao: Gia cầm thở nhiều, uống nhiều nước, giảm ăn, chậm lớn, năng suất thấp. Suy giảm hệ thống miễn dịch à dễ bị chết đột ngột. Gia cầm mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.
CƠ CHẾ GÂY RA TÌNH TRẠNG VỎ TRỨNG MỎNG, DỄ VỠ  DO STRESS NHIỆT
Thời tiết nóng làm tăng tần số hô hấp à Lượng CO2 thải ra nhiều à Kết quả là pH máu gia tăng à Ức chế hoạt động của enzyme anhydrase carbonic à Làm giảm tiết Calcium à VỎ TRỨNG MỎNG, DỄ VỠ.
CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIẢM STRESS NHIỆT
  • Bổ sung chất chống stress  BIO ANTI-STRESS à Tăng tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng
  • Tăng thông thoáng và thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát
  • Giảm mật độ nuôi nếu có thể.
13.GIẢM ĐẺ, VỎ TRỨNG MẤT MÀU  DO BỆNH
Ngoài các nguyên nhân vừa nói ở trên, khi gia cầm đẻ bị bệnh sẽ đưa đến giảm đẻ, vỏ trứng bị mất màu, sần sùi, quả trứng bị biến dạng.
HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ (Egg drop syndrome): Do adenovirus gây ra, gà vẫn ăn uống bình thường, không chết. Gà đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đẻ đột ngột 10-40% và kéo dài liên tục. Vỏ trứng bị mất sắc tố, vỏ trứng mềm và mỏng, sần sùi, hình dạng quả trứng ngắn.
Bệnh này chưa có thuốc điều trị. Dùng vaccine để phòng ngừa, ngoài ra cần sát trùng định kỳ chuồng trại và  nước uống trước khi sử dụng với
BIODINE ® để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra, còn một số bệnh khác như viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, Marek, tụ huyết trùng, thương hàn,cúm gia cầm, mycoplasma v.v… đều gây giảm đẻ. Vì vậy việc tiêm phòng bằng  vaccine và vệ sinh chuồng nuôi là rất quan trọng để nâng cao tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng.

 
 
Vỏ trứng mỏng do stress nhiệt


Vỏ trứng có sọc do viêm phế quản truyền nhiễm

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110