Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH REOVIRUS TRÊN VỊT

Giới thiệu
Reovirus có thể gây bệnh cho nhiều loài gia cầm như gà, gà Tây, vịt, ngỗng và các loài cầm khác. Trong đó, gây bệnh trên vịt là chủng MDRV (Muscovy duck reovirus) với các bệnh tích đặc trưng như các điểm hoại tử trắng vàng hoặc trắng trên gan, thỉnh thoảng kèm theo xuất huyết và chủng mới NDRV (Novel Duck Reovirus) gây xuất huyết và hoại tử gan và lách trên vịt, ngỗng. Bệnh làm chậm tăng trưởng và phát triển của vịt do đó làm giảm hiệu quả kinh tế.
Chủng MDRV thường gây bệnh trên vịt từ 10 đến 25 ngày tuổi, tỷ lệ bệnh từ 10 – 30 % và tỷ lệ chết từ 5 – 50% (Chen và cs, 2020). Chủng NDRV thường gây bệnh trên vịt từ 5 – 25 ngày tuổi, nhất là giai đoạn từ 7 – 14 ngày, nhưng không gây triệu chứng lâm sàng trên vịt trưởng thành. Tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 35% và tỷ lệ chết từ 2 – 20 %.
Tỷ lệ bệnh và chết của vịt con cao hơn vịt trưởng thành (Yu và cs, 2021). Bệnh có thể truyền dọc từ mẹ qua trứng hoặc truyền ngang qua đường tiêu hóa và hô hấp. Mật độ chăn nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém, giao mùa, thời tiết nóng ẩm … là các yếu tố thuận lợi để phát bệnh.
Triệu chứng và bệnh tích
Khi nhiễm chủng MDRV, vịt giảm ăn uống, suy nhược, giảm vận động và đi không vững, chân yếu và tiêu chảy (Chen và cs, 2012). Do virus làm hư hại niêm mạc đường ruột và rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột nên gây tiêu chảy cấp chứa nhiều nước có lẫn dịch nhầy. Vịt nhiễm chủng mới MDRV không có triệu chứng rõ rệt, nhất là vịt trưởng thành; chủ yếu đi đứng không vững hoặc liệt, còi cọc và chậm lớn.
Bệnh tích điển hình được ghi nhận chủ yếu ở gan và lách. Gan sưng to có màu nâu nhạt, bề mặt xuất hiện các điểm xuất huyết và các điểm hoại tử nhỏ màu trắng. Lách sưng to màu đỏ sẫm hoặc tím, bề mặt xuất hiện các đốm hoại tử trắng. Vịt nhiễm chủng NDRV có bệnh tích xuất huyết đốm và hoại tử điểm ở gan và lách.
Hình 1. Vịt con 6 ngày tuổi biểu hiện suy yếu khi nhiễm Reovirus (Chen và cs, 2020)
Hình 2. Các đốm hoại tử trắng trên gan và thận vịt con nhiễm Reovirus (Chen và cs, 2020)

Phòng và trị

Vì là bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị, tuy nhiên có thể dùng kháng sinh và các loại thuốc khác phòng phụ nhiễm và tăng sức đề kháng cho vịt. Dùng  BIO-D.O.C ® với liều 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp 1 lần/ngày trong 4 – 5 ngày hoặc tiêm BIO GENTA-TYLOSIN với liều 1 ml/5 – 7 kg thể trọng trong 4 -5 ngày hoặc tiêm BIO-MARBO 50 với liều 1ml/ 5-7 kg thể trọng, tiêm bắp 1 lần/ ngày trong 3-5 ngày . Nếu vịt bị sốt tiêm thêm BIO-PARA 100 với liều 1 ml/5 kg thể trọng, ngày 2 lần cho đến khi hết bệnh. Có thể bổ sung thêm BIO-HEPATOL+B12 với liều 1 ml/lít nước, cho uống hàng ngày.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho vịt. Bổ sung hàng ngày sản phẩm BIO-CALCIVIT (4 g/ kg thức ăn) và BIO-AMINOSOL ® (5 g/kg thức ăn) để tăng trọng tốt và tăng sức miễn dịch đường ruột.
Vì bệnh không có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng, nhất là phòng bệnh bằng vắc xin. Đối với vịt thịt nên tiêm vắc xin lúc 1 ngày tuổi và vịt sinh sản nên tiêm trước khi đẻ. Bên cạnh đó, cần vệ sinh chuồng sạch sẽ hàng ngày và khử trùng định kỳ 1 lần/tuần khi không có bệnh và 2 - 3 lần/tuần khi có bệnh với thuốc BIOSEPT (pha 5 ml thuốc/1 lít nước và phun 2,5 – 3 m2 bề mặt) hoặc BIOXIDE (pha 3,5 ml thuốc/1 lít nước). Vệ sinh khử trùng dụng cụ chăn nuôi hàng ngày với thuốc khử trùng trên. Khử trùng nước uống với thuốc BIOKON (pha 100 g với 100 lít nước, cho uống hàng ngày đến khi hết bệnh).

TS. NGUYỄN KIÊN CƯỜNG 
Cố vấn kỹ thuật Công ty LD- Biopharmachemie

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110