Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

BỆNH ADENO TRÊN VỊT: CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ

Giới thiệu
Đây là bệnh do Adenovirus gây ra. Vi-rút gây bệnh trên gia cầm chủ yếu là các chúng DadV-1 (Duck adenovirus 1), DadV-2 và DadV-3. Chủng DadV-1 thường được phát hiện trên thủy cầm hoang dã, nhưng không gây bệnh lâm sàng (Chenier và ctv, 2019) và trên gà chủng này gây hội chứng giảm đẻ (Shi và ctv, 2019). Chủng DadV-2 thường gây bệnh trên vịt con. Chủng DadV-3 gây bệnh trên Adeno trên vịt mọi lứa tuổi. Vi-rút dễ bất hoạt với formaldehyde và tia cực tím (Zhang và ctv, 2016), đây là cơ sở quan trọng để chọn thuốc sát trùng.
Bệnh thường xảy ra trên vịt từ 1 – 40 ngày tuổi, vịt nhỏ thường nhạy cảm hơn vịt lớn. Tỷ lệ bệnh trên vịt từ 40 – 50% và tỷ lệ chết từ 35 – 43% (Shi và ctv, 2019). Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển; có thể truyền từ mẹ sang con thông qua trứng nhiễm.
Triệu chứng và bệnh tích
Vịt bị bệnh thường có triệu chứng rụt đầu và cổ, đi lại khó khăn, chảy nước mắt và nước mũi. Bệnh xảy ra nhanh trong vòng khoảng 1 tuần, sau đó giảm dần.
Bệnh tích khá đặc trưng của bệnh này là gan vàng và xuất huyết (Hình 1e). Ngoài ra, tim bị nhũn, biến dạng và tích nước nhẹ màng quanh tim (Hình 2e); thận sưng và sung huyết (Hình 3f). Bệnh tích vi thể đều ghi nhận gan và thận bị sung huyết; tế bào gan hư hại; tế bào biểu mô ống thận sưng và bị thái hóa. Tuy nhiên không có bệnh tích trên lách, phổi, não và tuyến tụy.
Hình 1. Gan vịt bình thường (d) và nhạt màu, sưng và sung huyết (e) khi bệnh Adeno (Photo: Zhang et al., 2016; Shi và ctv, 2019)

Hình 2. Tim vịt bình thường (b); nhũn, biến dạng và tích nước nhẹ màng bao tim (e) khi bệnh Adeno (Photo: Zhang và ctv, 2016)
 

Hình 3. Thận vịt bình thường (a); sưng và sung huyết (f) khi bệnh Adeno (Photo: Zhang và ctv, 2016)

Phòng và trị
Đây là bệnh do vi-rút nên không có thuốc đặc trị, tuy nhiên có thể dùng kháng sinh và các loại thuốc khác phòng phụ nhiễm. Dùng BIO-CODEXIN với liều 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp 1 lần/ngày trong 4 – 5 ngày; hoặc
BIO-D.O.C ® với liều 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp 1 lần/ngày trong 4 – 5 ngày hoặc tiêm BIO GENTA-TYLOSIN với liều 1 ml/5 – 7 kg thể trọng trong 4 -5 ngày. Nếu vịt bị sốt tiêm thêm BIO-PARA 100 với liều 1 ml/5 kg thể trọng, ngày 2 lần cho đến khi hết bệnh. Có thể bổ sung thêm BIO-HEPATOL+B12 với liều 1 ml/lít nước, cho uống hàng ngày.
Vệ sinh chuồng sạch sẽ hàng ngày và khử trùng định kỳ 1 lần/tuần khi không có bệnh và 2 - 3 lần/tuần khi có bệnh với thuốc BIO-GUARD (pha 10 ml thuốc/1 lít nước và phun 3,5 – 4 m2 bề mặt). Vệ sinh khử trùng dụng cụ chăn nuôi hàng ngày với thuốc sát trùng trên. Khử trùng nước uống với thuốc BIOKON (pha 100 g với 100 lít nước, cho uống hàng ngày đến khi hết bệnh).
TS Nguyễn Kiên Cường
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110