Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

SỰ KẾT HỢP BUTAPHOSPHAN, VITAMIN B12 VÀ VITAMIN C MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO TÔM CÁ NUÔI CÔNG NGHIỆP

Việt Nam có diện tích mặt nước lớn, thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển, góp phần tăng sản lượng xuất khẩu thủy sản hàng năm lên hàng trăm nghìn tấn tôm cá, đem về cho đất nước hàng tỉ USD và  giải quyết công ăn việc làm hàng triệu người dân.
Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam hiện chi phí nuôi vẫn còn cao hơn so các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... Lượng thức ăn tiêu tốn nhiều trong khi cá tôm nuôi tăng trưởng chậm, hệ số chuyển hóa thức ăn cao (FCR cao) và đặc biệt sức kháng bệnh kém, dẫn đến tôm cá nuôi hay bệnh tật, hao hụt đầu con (tỉ lệ sống thấp), ảnh hưởng sản lượng thu hoạch, lợi nhuận...
Để khắc phục khó khăn của người nuôi trồng thủy sản, Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm
BIO-METASAL FOR AQUACULTURE gồm 3 thành phần chính là 1-(n-Butylamino)-methylethyl phosphorus acid (tên viết tắc Butaphosphan) , Cyanocobalamin (tên thường gọi Vitamin B12) và  Acid ascorbic (tên thường gọi Vitamin C). ở dưới dạng nước giúp người nuôi thủy sản dễ phối trộn với thức ăn công nghiệp và tôm cá dễ hấp thu.
Công dụng của từng thành phần:
-  1-(n-Butylamino)-methylethyl phosphorus acid (tên viết tắc Butaphosphan): là hợp chất phosphor hữu cơ có tác dụng thúc đẩy quá trình oxy hóa acid béo, xúc tác (enzyme) của chu trình acid citric (chu trình krebs), tạo năng lượng thông qua quá trình tổng hợp Ketone. Butaphosphan thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng gan, cơ, xương. kích thích sự bắt mồi (thèm ăn), giúp tăng tốc độ tổng hợp, hấp thu thức ăn công nghiệp; thúc đẩy chức năng miễn dịch không đặc hiệu, cải thiện khả năng kháng bệnh ở tôm cá.
-   Cyanocobalamin (tên thường gọi vitamin B12): Vitamin B12 kết hợp cùng Butaphosphan tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất khác nhau trong cơ thể như:  carbohydrate, chất béo, tổng hợp các acid amin, protein thiết yếu…Sự kết hợp vitamin B12 với Butaphosphan còn có tác dụng phòng thiếu máu ở cá sau khi bệnh, giúp tăng hấp thu thức ăn, tăng khả năng tiêu hóa phòng bệnh phân trắng ở tôm.       
-   Acid ascorbic (tên gọi khác là vitamin C): bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, nhiễm độc trong cơ thể. Ngoài ra viamin C còn bảo vệ tế bào da, giúp mau lành vết thương, chống xuất huyết, đỏ thân, tôm cá bị shock (Stress) khi môi trường sống thay đổi (biến động).
Tóm lại: Bộ 3 gồm Butaphosphan, B12 và Vitamin C có trong
BIO-METASAL FOR AQUACULTURE có tác dụng bổ trợ cho nhau, cùng tham gia chuyển hóa các chất có trong thức ăn công nghiệp, giúp cải thiện khả năng hấp thu thức ăn ở tôm, cá tốt hơn. Tôm cá tăng trưởng nhanh, nuôi mau lớn, giảm hệ số thức ăn. 
Bên cạnh đó
BIO-METASAL FOR AQUACULTURE còn giúp tôm, cá nâng cao sức khỏe, sức kháng bệnh, hạn chế bị shock khi điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan….biến động (thay đổi), cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài, giúp tôm, cá khỏe mạnh, ít hao hụt (tăng tỷ lệ sống), tăng năng suất sản lượng, thu hoạch lợi nhuận cao.
Liều dùng:
- Tôm: 3ml/kg thức ăn. Mỗi tuần cho ăn một đợt 2-3 ngày. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều.
- Cá: 2 ml/ kg thức ăn. Mỗi tuần cho ăn một đợt 2-3 ngày. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều.
Khi môi trường nuôi biến động lớn hoặc sắp thu hoạch: cho ăn liều lượng và thời gian gấp đôi so với khuyến cáo.

                                                                                                                                                                                                                        ĐẶNG HỒNG ĐỨC                        
                                                                                                                                                                                                Cố vấn kỹ thuật Thủy sản Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110