Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

PHÒNG BỆNH CONG THÂN ĐỤC CƠ TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SIÊU CÔNG NGHIỆP

Hiện nay mô hình nuôi tôm siêu công nghiệp, nuôi 2 hoặc 3 giai đoạn, mô hình nuôi tôm trên bể tròn ….với mật độ 300 đến 500 con/m3 nước, phát triển khá mạnh, khá thành công. Vì nuôi tôm thẻ theo các mô hình siêu công nghiệp trên cho năng suất rất cao.
 


Ưu thế mô hình trên là đầu tư ao hồ nuôi tôm bài bản, đưa công nghệ nuôi với máy móc trang thiết bị đầy đủ….nên không cần diện tích lớn nhưng vẫn nuôi được sản lượng lớn, nuôi tôm về size lớn.
Tuy nhiên trong quá trình nuôi mô hình siêu công nghiệp trên trong quá trình kiểm tra tôm thường xuyên bắt gặp hiện tượng có tôm bị cong thân và tôm bị đục cơ ...
Biểu hiện: tôm bị cong thân tròn lại, tôm không tự ngay ra như tự nhiên được, trên cơ thịt tôm có màu trắng đục thường ở cơ thịt đốt cuối (gần đuôi), nếu bị nặng phần trắng đục lang dần các đốt thịt kế trên.
Tôm bị bệnh không bắt mồi được, sức đề kháng giảm, tôm hoạt động kém, tôm bị nặng sẽ suy kiệt cơ thể, mềm vỏ, dễ bị cảm nhiễm các bệnh khác và chết .

 

Bệnh này nếu không phòng trị kịp thời có thể ảnh hưởng tỉ lệ sống của tôm.
Nguyên nhân: thông thường có 2 nguyên nhân chính

  • Tôm bị stress do môi trường như: nuôi mật độ dày, môi trường biến động do thời tiết, nhiệt độ thay đổi, oxy hòa tan giảm hoặc do sang ao tôm hay do thay nước ao nuôi thường xuyên….

  • Thiếu khoáng chất: tôm thuộc loài giáp sát, để lớn lên tôm phải lột vỏ theo chu kỳ (lột vỏ cũ tạo vỏ mới) mỗi lần như thế tôm cần nhu cầu oxy hòa tan và khoáng chất rất cao.

Tôm thẻ lấy (hấp thu) khoáng chất qua 2 con đường chính là qua con đường ăn và hấp thu khoáng có trong nước qua mang tôm.
Phòng trị bệnh:( khắc phục):
Nuôi tôm trong nhà vòm, hoặc nuôi ao tôm có che lưới lan giảm nắng… giúp ổn định nhiệt độ nguồn nước ao nuôi. Ao tôm phải trang bị đủ quạt và máy sục khí oxy hòa tan cho nước ao nuôi tôm. ( Oxy hòa tan > 5mmg/ lít).

  • Ngoài ra hạn chế tôm bị shock do những nguyên nhân trên bằng cách trộn thường xuyên mỗi cữ ăn BIO-VITAMIN C 10% FOR SHRIMP liều 1-2g/kg thức ăn và BIO ANTI-SHOCK FOR SHRIMP hoặc BIO ANTI-STRESS FOR SHRIMP cho tôm ăn liều 3– 5g/kg thức ăn giúp tăng sức kháng bệnh, giảm stress ở tôm. Vì trong thành phần các sp này có Vitamin C (Acid Ascorbic), các vitamin A.D.E.K,nhóm B, ngoài ra còn có Pantonate, Niacin, Inositol. Folic Acid, Biotin, Taurine. Giúp tăng sức khỏe cho tôm. hỗ trợ cho tôm hấp thu thức ăn tốt. Đặc biệt là giúp giảm stress ở tôm khi môi trường biến động.

 

  • Bổ sung khoáng chất cho nước ao tôm mỗi ngày bằng cách tạt BIO-PREMIX FOR SHRIMP NEW 1,5kg đến 3kg/1000m3 nước (tùy mật độ thả tôm). BIO-PREMIX FOR SHRIMP NEW là tổ hợp khoáng chất  (đa lượng và vi lượng), dạng bột hòa tan. Giúp làm giàu khoáng chất trong nước ao tôm, giúp tôm có thể hấp thu khoáng qua mang, phòng tôm thẻ thiếu khoáng….


Trong trường hợp phát hiện tôm cong thân đục cơ nhiều thì ngoài làm những công đoạn trên thì trộn cho tôm ăn khoáng nước
BIO-CALPHOS FOR SHRIMP liều 3 - 5ml /kg thức ăn, cho ăn liên tục để bù đắp sự thiếu hụt các thành phần khoáng trong cơ thể tôm thẻ chân trắng.

Bio Calphos là khoáng chất dạng nước, được cân đối các TP Calcum, Magnesium, Phosphorus hữu dụng cho tôm. Ngoài ra còn bổ sung thêm Zinc, Iron, Cobait, manganese và Copper giúp bù đắp sự thiếu hụt khoáng ở tôm thẻ nuôi mật độ cao…Ngăn chặn bệnh đục cơ, cong thân.
Tóm lại: Trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu công nghiệp cần:
Kiểm soát môi trường tốt, ít biến động.
 Cung cấp dinh dưỡng cho tôm thẻ phải đủ chất và lượng, đặc biệt khoáng đa và vi lượng thiết yếu cho tôm phải đủ cho nhu cầu lột xác và tạo vỏ mới  thì tôm sẽ không bị cong thân, đục cơ, tăng trưởng nhanh…
Tôm nuôi sẽ đạt sản lượng và cho năng suất cao.

 

 Đặng Hồng Đức
Bio-Pharmachemie

 

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110