Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CON ẾCH

Trong những năm gần đây nghề nuôi ếch tại Việt Nam ngày càng phát triển và đem lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi.
Hiện nay ở Việt Nam có 3 giống ếch được nuôi phổ biến là:
  • Ếch đồng Việt Nam
  • Ếch Thái Lan
  • Ếch lai: là giống lai giữa ếch Thái Lan và ếch đồng Việt Nam
Vài năm trước ếch Thái Lan ( tên thường gọi là ếch Thái) được bà con nuôi nhiều do ếch này đã dược thuần hóa từ lâu. Nhờ đó ếch Thái ăn rất tốt thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến. Nhưng gần đây khi có giống ếch lai ( giữa ếch Thái và ếch đồng Việt Nam) thì một số bà con chuyển sang nuôi giống ếch này và cho kết quả khá tốt, lợi nhuận cao vì ếch lai cũng có đặc tính ăn được thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế biến ( từ tấm cám, cá tạp...được nấu chín), ếch mau lớn....Một đặc điểm nữa của ếch lai là: có đùi to, bụng nhỏ giống như ếch đồng, khi thu hoạch được thị trường rất ưa chuộng.
CÁC MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THỊT PHỔ BIẾN HIỆN NAY:
  • Nuôi ếch trong ao đất:
Thích hợp ở các vùng nông thôn có diện tích đất lớn. Diện tích ao khoảng 30 -200m2, có thể trải bạc nylon đối với những ao không giữ được nước.
Rào xung quanh ao bằng lưới hoặc tole xi măng để trách ếch nhảy ra ngoài.
Mực nước 15 - 40cm, có cống cấp thoát nước.
Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở ( bè tre, gỗ....) cũng có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch lên ở, diện tích giá thể chiếm khoảng 50% diện tích ao nuôi.
Mật độ nuôi khoảng 60 -80 con/m2 trong tháng đầu, sau đó tách đàn cho thưa dần.
Thay nước 1 ngày 1 lần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước để giảm bớt chất bẩn trong ao. Nguồn nước cấp mới phải sạch và được khử trùng bằng 
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH .  
Thức ăn thả trực tiếp lên giá thể.
Nuôi ếch trong ao đất
  • Nuôi ếch trong bể xi măng:
Thích hợp cho vùng ven đô, nơi có diện tích đất hạn chế.
Bể nuôi có diện tích trung bình 5 – 30m2, độ cao 1,2 – 1,5m. Đáy bể có độ nghiêng khoảng 50 để dễ thay nước, trên mặt bể che lưới mùng để giảm bớt ánh nắng trực tiếp.
Mực nước 10 – 20cm, có giá thể cho ếch lên cạn, diện tích giá thể chiếm 50% diện tích bể nuôi.
Mật độ thả: tháng thứ nhất 150 – 200con/m2; tháng thứ hai 100 – 150con/; từ tháng thứ 3 trở đi dưới 100con/1m2. Lưu ý: khi nuôi với mật độ dày, để tránh hiện tượng ếch ăn lẫn nhau thì cứ 1 tuần tách những con lớn nhất trong đàn ra nuôi riêng.
Thay nước 1 ngày 2 lần( sáng, chiều), mỗi lần thay 1/3 lượng nước để giảm bớt chất bẩn trong ao. Nguồn nước cấp mới phải sạch và được khử trùng bằng
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH.
Thức ăn thả trực tiếp lên giá thể.
  • Nuôi ếch trong giai:
Thích hợp với những vùng có ao hồ lớn, có thể vừa nuôi cá tra, rô phi...kết hợp với nuôi ếch.
Trong ao có thể đặt nhiều giai, số lượng tùy diện tích ao nhưng không chiếm quá 50% diện tích ao. Kích thước mỗi giai:  6 – 30m2, độ cao 1m – 1,5m, đáy giai đặt chìm trong nước khoảng 30cm, trên mặt giai có nắp đậy tránh ếch nhảy ra ngoài (đối giai đặt thấp).
Tạo giá thể cho ếch lên cạn bằng bè tre hoặc nhựa... giá thể chiếm khoảng 2/3 diện tích của giai.
Mật độ thả: 150 – 200con/m2 tháng thứ nhất, sau đó giảm dần mật độ nuôi.
Định kỳ nửa tháng thay nước ao hồ 1 lần(mỗi lần thay 1/3 lượng nước) và khoảng 10 ngày diệt khuẩn cả ao nuôi và giai nuôi ếch bằng
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH liều 1 lít/500m3 để hạn chế mầm bệnh phát sinh.
Nuôi ếch trong giai

THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ẾCH ĂN ĐỦ CHẤT:
Ếch Thái và ếch lai đều ăn được thức ăn viên nổi hoặc thức ăn tự chế. Thức ăn viên nổi có kích thước và hàm lượng protein thay đổi theo kích cỡ của ếch nuôi.
Lượng thức ăn: được điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Phải đảm báo tất cả ếch đều ăn đủ thức ăn.
Trọng lượng của ếchLượng thức ăn
(% so trọng lượng cơ thể)
3 – 50g 7 – 10%
50 – 150g5 – 7%
Trên 150g3 – 5%

Trong tháng đầu tiên: cho ếch ăn 4 lần/ngày
Tháng thứ 2 cho 3 lần/ngày và tháng thứ 3 trở đi là 2 lần/ngày.
Trong khẩu phần ăn thường xuyên bổ sung men tiêu hóa
BIO-VIZYME NEW FOR FISH , hỗ trợ ếch tiêu hóa tốt thức ăn công nghiệp và phòng bệnh đường ruột cho ếch.
Ếch ở giai đoạn còn nhỏ (trọng lượng dưới 150g/con):  bồ sung dinh dưỡng BIO NUTRI-FISH
 vào mỗi cữ ăn, giúp ếch mau lớn và đồng đều.
Khi thời tiết thay đổi: trộn thêm BIO-VITAMIN C 10% FOR FISH  giúp tăng sức đề kháng cho ếch.
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ:
  • Bệnh sình bụng:
Nguyên nhân: do thức ăn không tốt, bị ôi thiu, thức ăn bị nấm mốc.... hoặc do nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
Triệu chứng: bụng ếch trương phòng, có con bị lòi hậu môn...
Ếch bị sình bụng

Phòng bệnh: chọn thức ăn tốt  và trộn  thêm men tiêu hóa BIO-VIZYME NEW FOR FISH trong mỗi cữ ăn của ếch. Thay nước định kỳ và diệt khuẩn bằng BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH.
Trị bệnh: Diệt khuẩn dụng cụ và nguồn nước nuôi ếch bằng
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH . Trộn kháng sinh đặc trị BIO-SULTRIM 48% FOR FISH  liều 10ml/kg thức ăn và cho ăn 5 ngày, ngày 2 cữ. Sau khi ngưng kháng sinh, trộn cho ếch ăn men tiêu hóa BIO-VIZYME NEW FOR FISH  liều 5g/1kg thức ăn, cho ăn ít nhất 7 ngày để phục hồi hệ vi sinh có lợi đường ruột. Ếch mau hồi phục sức khỏe.
  • Bệnh xuất huyết, lở loét:
Nguyên nhân: Do dòng vi khuẩn Aeromonas gây ra, khi môi trường nuôi ô nhiễm và khi ếch cắn nhau tạo vết thương và vi khuẩn cơ hội tấn công gây lở loét.
Ếch bị xuất huyết

Triệu chứng: Ếch giảm ăn, di chuyển chậm, lờ đờ, xuất hiện nhiều nốt đỏ trên thân và vùng da dưới bụng, gốc đùi có tụ huyết....Những con bị nặng các vết tụ này lở loét, khi giải phẩu nội tạng bị xung huyết, một số trường hợp xuất huyết trong ổ bụng....
Phòng bệnh: Thay nước định kỳ và diệt khuẩn bằng
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH . Trong quá trình cho ếch ăn: bổ sung BIO-VITAMIN C 10% FOR FISH vào thức ăn giúp tăng sức đề kháng cho ếch.
Trị bệnh: khi phát hiện ếch có dấu hiệu bệnh thì phải điều trị ngay.
Tiến hành thay nước và diệt khuẩn bằng
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH .
Dùng kháng sinh
BIO-OXYTETRA FOR AQUACULTURE cho ếch ăn ngày 2 cữ, liều 1g/1kg thức ăn, trong 5 – 7 ngày. Sau khi ngưng kháng sinh, trộn cho ếch ăn men tiêu hóa BIOZYME FOR FISH liều 5g/1kg thức ăn, cho ăn ít nhất 7 ngày để phục hồi hệ vi sinh có lợi trong đường ruột. Ếch mau hồi phục sức khỏe.
  • Bệnh mù mắt, quẹo cổ:
Nguyên nhân và triệu chứng:
Bệnh này hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân.
Ếch có hiện tượng mắt bị sưng viêm, hoặc mù cả 2 mắt. Cột sống bị biến dạng và quẹo cổ, ếch hay quay cuồng không định hướng và chết. 
Ếch bị quẹo cổ

Phòng trị bệnh: bệnh này chủ yếu phòng là chính
Bằng cách: chọn mẻ ếch giống không có dấu hiệu bệnh này, trong quá trình nuôi nếu phát hiện có con có dấu hiệu bệnh như trên thì vớt bỏ ngay, dem chôn có xử lý vôi xa mô hình nuôi tránh lây lan.
Tiến hành thay nước và diệt khuẩn bằng
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH.
Bổ sung cho ếch ăn
BIO-VITAMIN C 10% FOR FISH với liều gấp đôi so liều trộn định kỳ giúp ếch nâng cao sức kháng bệnh.
                                                                                                                                                                                                                                                        ĐẶNG HỒNG ĐỨC
Trưởng Bộ Phân Thủy Sản
 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110