Tổng quan:
Lươn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu tiêu thụ lươn thịt ngày càng nhiều. Tuy nhiên, khi đưa lươn giống vào nuôi thịt thì trong quá trình nuôi lươn có 1 số con có biểu hiện đỏ thân, xuất huyết, tiết nhớt…ảnh hưởng sức khỏe, sản lượng, năng suất nuôi.
Lươn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu tiêu thụ lươn thịt ngày càng nhiều. Tuy nhiên, khi đưa lươn giống vào nuôi thịt thì trong quá trình nuôi lươn có 1 số con có biểu hiện đỏ thân, xuất huyết, tiết nhớt…ảnh hưởng sức khỏe, sản lượng, năng suất nuôi.
Nguyên nhân:
Có 3 nguyên nhân chính gây hiện tượng lươn bị xuất huyết:
Có 3 nguyên nhân chính gây hiện tượng lươn bị xuất huyết:
- Lươn bị shock môi trường;
- Lươn ăn thiếu dinh dưỡng và các vi chất, đặc biệt là vitamin C và các khoáng chất;
- Lươn bị nhiễm vi khuẩn.
Biện pháp khắc phục:
- Lươn bị shock do môi trường: biểu hiện lươn tiết nhiều nhớt, tách đàn ngoi đầu lên mặt nước, thân đỏ ửng xung huyết, có con shock nặng ọc máu tươi chảy ra ngoài sau đó chết. Hạn chế lươn bị xuất huyết bằng cách lập trang trại nuôi lươn có mái che mát nhiệt độ nước không quá 280C, nước không bị nhiễm phèn, thích hợp pH từ 7 đến 8.0. Trước khi thả nuôi nên điều chỉnh cân bằng nước ở trại lươn giống và nơi nuôi lươn thịt phải tương thích nhau, nhất là pH và nhiệt độ tương đồng. Trước khi bắt lươn giống phải bỏ đói ít nhất 1 ngày, sau đó giống nên tắm qua nước muối 2 - 3% trong 4 đến 5 phút để loại bỏ mầm bệnh và khi thả giống tạt BIO ANTI-SHOCK FOR FISH ® liều 10g/ 1 khối nước trước 15 phút, thả lươn lúc trời mát sẽ giúp lươn khỏe hạn chế shock. Mực nước thích hợp ban đầu khoảng 10cm, sau đó nâng dần lên và khi nuôi đến giai đoạn cuối mực nước lên 20 -25cm (tùy mật độ nuôi). Nước trong bể nuôi lươn được thay mới mỗi ngày và nguồn nước dự trữ để thay mới cho lươn phải sạch, đạt chuẩn có xử lý khuẩn an toàn. sau khi thay nước mới cũng tạt bổ sung BIO ANTI-SHOCK FOR FISH ® liều 5g/ 1 khối nước giúp hạn chế lươn bị shock, lươn khỏe mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng cho lươn: nếu lươn ăn thiếu chất ngoài việc lươn bị suy chậm lớn, phân đàn, lươn giảm sức đề kháng, dễ bị shock khi môi trường biến động, thời tiết nắng nóng…lươn dễ bị xung huyết, dễ bị mầm bệnh xâm nhập…do vậy trong chế độ dinh dưỡng cần cho lươn ăn đủ chất đủ lượng. Đối với thức ăn công nghiệp nên chọn đúng thức ăn cho lươn, nếu không có thì chọn thức ăn cho cá chình hoặc thức ăn cho cá biển ăn thiên về động vật cho lươn ăn cũng hợp lý. Trong khẩu phần ăn bổ sung kèm BIO-VITAMIN C 10% FOR FISH liều 1-2g/ 1kg thức ăn hoặc BIO NUTRI-FISH liều 5g/ 1kg thức ăn cho lươn ăn mỗi ngày 2 cữ sáng, chiều.
- Lươn bị xuất huyết do nhiễm vi khuẩn gây bệnh: phần lớn nhiễm dòng vi khuẩn Aromonas. Biểu hiện lươn nhiễm bệnh là đầu sưng đỏ, từ miệng, mang bị xung huyết, đường ruột phát viêm xung huyết không có thức ăn, có dịch màu vàng, bề ngoài không loét, thân thể mất tính đàn hồi...
- Khắc phục: bằng cách trộn kháng sinh cho lươn ăn BIO-OXYTETRA FOR AQUACULTURE hoặc BIO-DOXY 500 FOR AQUACULTURE liều 0,5g đến 1g/ 1kg thức ăn, ngày ăn 2 cữ / trong 7 ngày liên tục. Đối với nguồn nước nuôi lươn: tạt BIO-PARACIDE FOR AQUACULTURE liều 1ml / 2 khối nước để kiểm soát mầm bệnh trong môi trường.
Môi trường được kiểm soát mầm bệnh, các chỉ số lý hóa thích hợp cộng với chế độ dinh dưỡng đúng, lươn sẽ tăng trưởng lớn nhanh, sức kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, ít hao hụt…góp phần tăng năng suất mang lại lợi nhuận cao.
Đặng Hồng Đức
Cố vấn kỹ thuật thủy sản Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie
Ý kiến bạn đọc