Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA CHO CHẤT LƯỢNG THỊT TRẮNG

GIỚI THIỆU:
Hiện nay nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển rất mạnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó cá tra nuôi ao được bà con nuôi nhiều để phục vụ xuất khẩu. Nhưng trở ngại lớn hiện nay đối người nuôi là cá tra sau khi thu hoạch cho tỉ lệ thịt bị vàng còn rất cao, bán mất giá. Trong khi đó cá tra thịt trắng đang rất được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài. Để cho cá tra có chất lượng cao dễ xuất khẩu, đòi hỏi người nuôi phải:
  • Nắm vững kỹ thuật nuôi
  • Chọn địa điểm để lập trang trại phù hợp.
NGUYÊN NHÂN LÀM THỊT CÁ BỊ VÀNG:
  1. Do cá bị nhiễm giun sán hoặc cá bị bệnh gan thận mủ, làm cho gan bị tổn thương, sẽ gây rối loạn hoạt động tiết sắc tố mật ở gan. Dẫn đến các sắc tố tích tụ ở mô cơ làm cho thịt cá bị vàng.
  2. Sự hiện diện nhiều sắc tố trong thức ăn như xantophyl hay các độc tố, nấm mốc nhiễm trong thức ăn....làm gan phải tăng cường thanh lọc, bài thải. Nhưng khi  làm việc quá sức, gan dễ bị suy yếu. Vì vậy các sắc tố ứ tụ trong mô cơ làm cho thịt cá bị vàng.
  3. Ngoài ra, môi trường nước ao nuôi xấu, ô nhiễm, oxy hoà tan kém, tảo phát triển quá mức..... làm cá dễ bị stress, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, cũng như hoạt động gan mật bị suy giảm nên thịt cá cũng dễ bị vàng.
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THỊT CÁ TRA BỊ VÀNG:
            Ngoài việc chọn địa điểm để lập mô hình nuôi phải ở gần sông lớn, hoặc ở vùng cồn rất tiện trong việc cấp và thay nước.... thì còn có 3 yếu tố rất quan trọng giúp cá tra nuôi cho thịt trắng:
  • Quản lý môi trường nuôi tốt
  • Kiểm soát dịch bệnh hiệu quả
  • Quản lý thức ăn tốt
Quản lý môi trường nuôi tốt:
  • Trước khi thả giống: Ao nuôi được cải tạo và diệt khuẩn bằng BIOXIDE FOR FISH liều 1lít/1000m3 nước hoặc BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH liều 2lít/1000m3 nước.
  • Trong quá trình nuôi: có chế độ định kỳ thay nước, tăng hàm lượng oxy hòa tan. Trong 1 tháng đầu: mỗi tuần thay 1 lần, sau đó tăng dần lịch thay nước mỗi tuần 2-3 lần, lượng nước thay mỗi lần là 30% lượng nước có trong ao.
  • Tùy mật độ thả cá nuôi và tùy độ ô nhiễm nước ao... mà sau 3 tháng đến cuối kỳ nuôi phải thay nước mỗi ngày và lượng nước thay có thể lên 40 -50%, để tạo môi trường nước ao nuôi sạch, thông thoáng, hạn chế dịch bệnh.
Kiểm soát dịch bệnh hiệu quả:
Cá ao nuôi thường bị dịch bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng thịt cá. Do vậy việc quản lý dịch bệnh cá nuôi rất được quan tâm:
Quản lý thức ăn tốt:
  • Nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, không dùng thức ăn tự chế độn rau xanh hoặc bột gòn...
  • Bổ sung thường xuyên BIO-VIZYME NEW FOR FISH hoặc BIOXIDE FOR FISH cho cá ăn nhằm hỗ trợ cá tiêu hóa tốt thức ăn công nghiệp, giúp cá mau lớn và giúp phòng bệnh dường ruột trên cá.
  • Thường xuyên bổ sung vào thức ăn cho cá với chế phẩm BIO-SORBITOL FOR FISH, nhằm hỗ trợ gan, tăng cường chức năng gan mật, giúp cá tra luôn đạt chất lượng cao và thịt trắng.
ĐẶNG HỒNG ĐỨC
 Trưởng Bộ phận Thủy sản

 

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110