Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

TỔNG QUAN BỆNH TÔM CHẾT SỚM (Hội chứng EMS)

 
Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis syndrome - AHPNS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở miền nam Trung Quốc năm 2009 và lan rộng đến các nước ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan… Bệnh này làm thiệt hại cho ngành nuôi tôm thế giới hàng tỉ USD mỗi năm.

Trước tình hình dịch bệnh EMS ngày càng lan rộng, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tài trợ cho các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế để nghiên cứu tìm nguyên nhân gây bệnh.
Gan tôm khỏe mạnh
Gan tôm bị bệnh

QUI TRÌNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÔM CHẾT SỚM:
1. PHÒNG BỆNH:
Đây là khâu cực kỳ quan trọng, khi làm tốt khâu phòng bệnh thì tôm ít khi bị dịch bệnh:
Làm tốt công tác cải tạo ao, thực hiện đúng qui trình cải tạo theo 3 bước : cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học.
-  Chọn giống tốt, giống có kiểm dịch
- Thả giống với mật độ vừa phải
- Trong quá trình nuôi hạn chế tôm bị shock, mất tảo…
Thức ăn cho tôm nên thường xuyên trộn men tiêu hóa (men có lợi đường ruột) BIOZYME FOR SHRIMP ® hoặc BIOTIC FOR SHRIMP: Mục đích hỗ trợ tôm tiêu hóa thức ăn công nghiệp và đưa vào đường ruột tôm một lượng lớn vi khuẩn có lợi, cạnh tranh lấn át vi khuẩn có hại (theo qui luật cạnh tranh sinh tồn) để tôm ít bị bệnh.
 
 
Men vi sinh có lợi cho đường ruột


Sau 2 tuần nuôi ngoài việc dùng men tiêu hóa cho tôm ăn, dùng thêm sản phẩm bổ gan BIO-HEPATIC FOR SHRIMP cho tôm ăn ngày 2 lần: Mục đích bảo vệ tế bào gan tôm.
Sau 3 tuần thả tôm: Bổ sung thêm
BIO-ACTIVIT FOR SHRIMP cho tôm ăn ngày 2 cữ: giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho tôm.
Sau 4 tuần diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi lần thứ nhất bằng
BIO-POVIDINE FOR SHRIMP hoặc BIOXIDE FOR SHRIMP, liều 1 lít/2000m3nước: mục đích giảm mật độ vi khuẩn có hại co trong nguồn nước. Diệt khuẩn lần 2 cách lần thứ nhất 2 tuần.
Sau 1 tháng nuôi: tạt khoáng
BIO-PREMIX 22 FOR SHRIMP hoặc BIO-PREMIX FOR SHRIMP NEW, liều 1kg/1000m3 nước.
Tăng cường chức năng gan
Tăng cường miễn dịch
Thuốc khử trùng nguồn nước
ao nuôi tôm
 


2. ĐIỀU TRỊ BỆNH EMS:
Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi xảy ra dịch bệnh, nhanh chóng lấy mẫu phân tích nếu phát hiện có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ở mật độ cao trong ruột, thì phải điều trị ngay.
Vi khuẩn Vibrio spp hiện diện trong bao tử tôm nuôi

Tiến hành điều trị theo 4 bước như sau:

Bước 1:Tăng cường oxygen cho tôm trong ao luôn >=4mg/l, bằng cách tăng cường quạt nước, máy sục khí hoặc tạt
BIO-OXYGEN để cung cấp oxy cho ao tôm.
Ngưng cho tôm ăn men tiêu hóa. Dùng kháng sinh đặc trị:
BIO-SULTRIM 48% FOR SHRIMP liều 5ml/kg thức ăn hoặc BIO-OXYTETRA FOR AQUACULTURE liều 4 g/1kg thức ăn, cho tôm ăn liên tục ngày 2 cữ sáng chiều, ăn trong 5 ngày.     
 
Bước 2: Sau khi dùng kháng sinh: trộn men tiêu hóa
BIOZYME FOR SHRIMP ® hoặc BIOTIC FOR SHRIMPBIO-HEPATIC FOR SHRIMP để cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và chất giải độc gan giúp tôm mau hồi phục bệnh.

Bước 3: Diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi bằng
BIO-POVIDINE FOR SHRIMP hoặc BIOXIDE FOR SHRIMP: Mục đích giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước.

Bước 4: Sau khi diệt khuẩn 2 ngày, sử dụng vi sinh xử lý đáy ao
BIO-BACTER FOR SHRIMP hoặc BIO-SUPER BAC: để làm sạch nguồn nước ao nuôi tôm.
Kháng sinh đặc trị vi khuẩn Vibrio spp

CÔNG TY BIO KÍNH CHÚC BÀ CON NUÔI TÔM THÀNH CÔNG!
Kỹ sư ĐẶNG HỒNG ĐỨC biên soạn

 
 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110