Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Thú Cưng

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Thú Cưng

BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH

Một nghiên cứu trước đây khi khảo sát 4.610 con chó, có 266 con bị bệnh về mắt, chiếm tỷ lệ 5,77%. Giống chó ngoại bị bệnh mắt cao hơn giống chó nội (7,53% so với 3,23%). Như vậy bệnh về mắt cũng khá phổ biến. Có nhiều loại bệnh khác nhau ở mắt, vì thế có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau như đỏ mắt, mắt sưng, chất tiết thay đổi từ màu vàng sang màu xanh lá cây hoặc màu trắng. Mắt có thể xuất hiện đau đớn, nhạy cảm với ánh sáng và mở mắt một cách miễn cưỡng, hai mí mắt bị dính chặt với nhau. Có khí mí mắt thứ ba lồi ra hoặc thay đổi về kích thước con ngươi, mắt kéo mây… Nếu có các triệu chứng vừa nêu trên xuất hiện ở con chó của bạn thì nên được khám mắt càng sớm càng tốt, bởi vì các bệnh về mắt nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù lòa. Trong bài này tôi xin giới thiệu hai bệnh khá phổ biến ở chó đó là bệnh KHÔ MẮT và bệnh ĐAU MẮT ĐỎ.
1.Khô mắt ở chó
Chức năng của nước mắt là gì ?
Nước mắt  mang oxy và chất dinh dưỡng cho giác mạc, rửa trôi bụi và bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn. Bởi vì giác mạc không có mạch máu, nó dựa hoàn toàn vào nước mắt để cung cấp dưỡng chất và loại bỏ chất thải. Lớp nhờn trên bề mặt cho phép những giọt nước mắt trượt trơn tru trên mắt, và ngăn nước mắt bay hơi. Các lớp nhầy bên trong cho phép nước mắt chảy dễ dàng, và gom các chất bẩn lại  với nhau để làm sạch mắt.
Khô mắt là một bệnh tương đối phổ biến của con chó và gây giảm tiết nước mắt. Chó bị khô mắt là do rối loạn của tuyến mắt nên không sản xuất đủ  nước mắt để giữ cho đôi mắt được bôi trơn đầy đủ, từ đó làm cho giác mạc và kết mạc bị khô, dày, màu đỏ, kích ứng và viêm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khô mắt có thể dẫn đến viêm loét và gây ra sẹo giác mạc, nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.
Những vật nuôi nào có nhiều nguy cơ bị khô mắt
Chó dễ bị khô mắt nhưng mèo thì hiếm. Các giống chó dễ mắc bệnh khô mắt là Cocker Spaniels, Bulldogs, West Highland White Terriers, Lhasa Apso, và Shih Tzus.
Những con chó có đôi mắt lồi dễ bị khô mắt  hoặc  dễ bị viêm giác mạc hơn các giống chó khác. Với viêm giác mạc tiếp xúc, tuy đủ nước mắt, nhưng do mí mắt không khép kín khi con chó ngủ nên một phần mắt không được tiếp xúc với nước mắt nên bị khô, ví dụ như giống chó Bulldog, Pug, và Boston Terrier.
Nguyên nhân gây khô mắt ở chó
Có khoảng 80% số chó bị khô mắt do vấn đề về miễn dịch. Tế bào T miễn dịch tấn công các tế bào  sản xuất nước mắt và ngăn chặn chúng  sản xuất ra nước mắt. Các tuyến lệ (tuyến sản xuất nước mắt) bị viêm và không thể sản xuất nhiều nước mắt như bình thường để bôi trơn giác mạc dẫn đến mắt bị khô và ngứa.
Khô mắt cũng có thể xảy ra thứ phát do gây mê tổng quát và atropin gây ra hội chứng khô mắt thoáng qua, do chấn thương, do phẫu thuật cắt bỏ mi mắt thứ ba, do độc tính của thuốc nhóm sulfa và nhiều bệnh như suy giáp, bệnh Carre, bệnh tiểu đường cũng có thể đóng một vai trò trong chứng khô mắt.

 

Chó bị khô mắt


Triệu chứng:
Dấu hiệu đầu tiên của khô mắt là chó hay nheo mắt hoặc nháy mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt, mí mắt viêm sưng, mí mắt thứ ba lồi ra, khô giác mạc, chất tiết màu vàng đặc hoặc màu xanh lá cây. Thường thì một mũi khô trên cùng bên với mắt khô.
Điều trị:
Giữ mắt của con vật cưng của bạn sạch sẽ bằng cách lau nhẹ nhàng các chất tiết trước khi nhỏ thuốc. Để điều trị trường hợp khô mắt là dùng dung dịch nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt. Dung dịch nước mắt nhân tạo  là một chất bôi trơn dùng để dưỡng ẩm cho đôi mắt. Nó ngăn ngừa kích ứng và làm giảm khô mắt  do giảm tiết nước mắt .
Thuốc mỡ cyclosporine được sử dụng nếu con chó của bạn bị khô mắt do miễn dịch qua trung gian.
Pilocarpine được sử dụng nếu con chó của bạn bị khô mắt do thần kinh. Pilocarpine có thể khó chịu, đặc biệt là khi nhãn cầu bị khô. Để giảm kích ứng, bạn nên nhỏ nước mắt nhân tạo trước khoảng năm phút rồi mới dùng pilocarpine.
Kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như Terramycin và Gentamicin nhãn khoa được dùng nếu vật nuôi của bạn có nhiễm trùng giác mạc, ví dụ như thuốc BIO-GENTADROP ®.
Acetylcystein dùng để phá vỡ chất nhầy, steroid tại chỗ được dùng trong các trường hợp nhất định, và không bao giờ bôi tại chỗ nếu vật nuôi của bạn có một giác mạc bị trầy xước.
2.Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Kết mạc là mô ẩm bao gồm phần phía trước của nhãn cầu và đường mí mắt. Khi bị viêm hoặc nhiễm trùng, nó thường dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ. Viêm kết mạc là một bệnh khá phổ biến ở chó, thường lành tinh không có biến chứng nếu được điều trị đúng cách. Nếu không chữa trị, nó có thể lây lan sang các khu vực sâu hơn của mắt.
Nguyên nhân:
Viêm kết mạc có thể có nhiều nguyên nhân gây ra từ chất gây dị ứng, kích ứng từ bụi, hóa chất (cỏ, cây, lông, giống cúc vàng, phấn hoa) do nấm, virus, và các nhiễm trùng do vi khuẩn. Chó bị bệnh Carre là một nguyên nhân phổ biến của viêm kết mạc thứ phát ở chó.

Triệu chứng:
Các triệu chứng bao gồm đỏ mắt, mí mắt bị viêm dính lại với nhau  hoặc nhiều chất tiết màu vàng dày đặc chảy ra từ mắt. Mắt sưng do chất lỏng tích tụ trong các mô ẩm bao bọc  nhãn cầu. Nhạy cảm với ánh sáng nên con chó hay nằm ở góc tối.
Điều trị 
Bước đầu tiên trong việc điều trị mắt đỏ của con chó là đảm bảo  vùng mắt được sạch sẽ. Sử dụng vải mềm, để lau sạch bụi bẩn và các chất tiết rồi chườm lạnh, sau đó dùng thuốc nhỏ mắt. Thuốc điều trị hiệu quả nhất hiện nay là  BIO-GENTADROP ® và cấp kháng sinh  bằng đường uống BIO AMCOLI-PLUS ®, thuốc có cả kháng sinh và vitamin A, B và vitamin C giúp mau lành bệnh.
Một chế độ ăn uống loại bỏ cũng có thể được khuyến khích nếu dị ứng khẩu phần ăn bị nghi ngờ - thực phẩm sẽ được cắt giảm đến mức tối thiểu, hoặc thay đổi, và sau đó các loại thực phẩm khác nhau sẽ được dần dần thêm vào chế độ ăn uống thường xuyên để kiểm tra nguồn gốc của các phản ứng thực phẩm. 

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110