Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

H5N1 CHƯA QUA - H7N9 ĐÃ ĐẾN

Dịch cúm gia cầm xảy ra giữa năm 2003 tại Đông Nam Á là dịch cúm gia cầm lớn nhất và nghiêm trọng nhất. Tác nhân gây bệnh là virus cúm A/H5N1. Đã tiêu hủy khoảng 150 triệu con chim và gia cầm. Hiện nay virus H5N1được xem là tác nhân gây dịch tại Indonesia, Việt Nam, Cambodia, Trung Quốc, Thái Lan, Cộng Hòa Nhân Dân Lào…vẫn chưa lắng xuống thì từ cuối tháng 3/2013 ở Trung Quốc đã xảy ra bệnh cúm A/H7N9 trên người.

TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A/H5N1 ĐẦU NĂM 2013

Tháng 1/2013 tại tỉnh Tây Ninh dịch cúm gia cầm xuất hiện ở 2 hộ gia đình tại thôn Bàu Tép, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu và ấp Cỏ Đỏ, xã Bình Minh, tỉnh Tây Ninh. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy tại Tây Ninh là 3.438 con.
Tháng 2/2013, tại Khánh Hòa có trên 10.000 gà vịt bị bệnh cúm phải tiêu hủy.
Tháng 3/2013, dịch cúm gia cầm xảy ra ở Bình Định, có trên 78.500 con vịt chết hoặc tiêu hủy.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, trong hai tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cà Mau có ba ổ dịch cúm gia cầm tại xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), xã Tân Phú (huyện Thới Bình), xã An Xuyên (TP Cà Mau)...
Cũng trong tháng 3 năm 2013, mặc dù tại Tỉnh Đồng Tháp chưa xảy ra dịch cúm A/H5N1, nhưng qua kiểm tra 72 mẫu xét nghiệm gia cầm tại các chợ ở Đồng Tháp, ngành chức năng đã phát hiện 24 mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1, chiếm tỷ lệ 33,3%.Ngoài ra còn cómột cháu bé 4 tuổi ở Đồng Tháp cũng đã được xác định tử vong do nhiễm virus cúm này.
Tháng 4/2013, cơ quan thú y vùng 6 đã phối hợp với Chi cục Thú y Ninh Thuận lấy mẫu chim yến chết để xét nghiệm,  kết quả cho thấy trong một số mẫu chim chết tại Ninh Thuận có dương tính với virus H5N1.

TÌNH HÌNH BỆNH CÚM  A /H5N1 VÀ  H7N9 Ở NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI

Theo Tổ chức y tế thế giới từ năm 2003 đến cuối năm 2012 đã ghi nhận tại 15 quốc gia trên thế giới có 610 người bị mắc bệnh cúm A/H5N1, trong đó có 360 người tử vong (chiếm 59%). Indonesia là nước có số người bị chết vì bệnh cúm A/H5N1 cao nhất là 160 người, Việt Nam đứng thứ nhì với 61 người chết.
Ngày 31/3/2013 lần đầu tiên giới chức Trung Quốc cho biết có 3 người bị nhiễm virus cúm A/H7N9, trong đó 2 người đã bị chết. Tính đến ngày 17-4-2013, ở Trung Quốc đã có 77 người bị bệnh cúm A/H7N9 trong đó có 16 người tử vong.
 
Mặc dù hiện nay các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới vẫn xác nhận chưa có bằng chứng virus cúm A/H7N9 lây từ người sang người. Nhưng các chuyên gia Hồng Kông cảnh báo virus cúm gia cầm mới này nguy hiểm hơn cả virus cúm A/H5N1 vì những gia cầm nhiễm virus H7N9 vẫn khỏe mạnh nên khó phát hiện. Mặc khác mới đây ở Trung Quốc người ta xác nhận có một đứa trẻ 4 tuổi có mang virus H7N9 nhưng không thể hiện bệnh và trong số những người bị bệnh có đến 40% trường hợp là không tiếp xúc với gia cầm. Điều này làm cho người ta nghi ngờ là virus này có thể thích ứng để lây nhiễm từ người sang người.
Được biết trước đây virus H7N9 không lây bệnh cho người và điều nguy hiểm hơn là hiện nay chưa có vaccine để ngừa bệnh.

NHỮNG VẬT CHỦ TÀNG TRỮ VIRUS

Ø  Vịt xiêm:Theo Alexander (2000), vịt xiêm nhiễm virus cúm nhưng không biểu lộ bệnh, chỉ bị tiêu chảy nhẹ, virus nhân lên trong niêm mạc ruột và tự khỏi sau 4-5 ngày, vịt xiêm sẽ trở thành  vật mang trùng và bài thải mầm bệnh ra môi trường.

Két quả xét nghiệm mẫu huyết thanh của vịt xiêm ở Đồng Tháp chưa tiêm phòng bệnh cúm, phát hiện tỷ lệ dương tính của các đàn là 27,95% (Phan Mộng Thu, 2012).

Ø  Vịt:Các đàn vịt chưa tiêm phòng có tỷ lệ dương tính với virus cúm A/H5N1 ở VN từ 4,4% - 33,2%, Riêng ở Đồng Tháp tỷ lệ dương tính ở vịt  là 25%.

Ø  Chim trỉ ở Tiền Giang và Bình Thuận cũng được phát hiện dương tính với H5N1.
 
Ø  Mới đây Bộ NN&PTNT công bố 2 mẫu xét nghiệm vịt lấy tại An Giang và Đồng Tháp cho kết quả dương tính với phân typ H7 (nhưng không giống với virus cúm H7N9 đang gây dịch ở TQ.
 
Ø  Chim yến nuôi ở y Ninh Thuận cũng được phát hiện dương tính với virus H5N1,
 
Ø  Chim trời:Nghiên cứu ở Alaska cho thấy loài thủy cầm dương tính với cúm gia cầm > 65%.

Ø  Tại Nam Phi, ngày 9-4, giới chức nước này đã phát hiện virus cúm gia cầm H7N1, tại một trang trại đà điểu. Loại virus này chưa từng xuất hiện ở Nam Phi. Virus H7N1 cũng chưa được xác định có liên quan với virus cúm gia cầm H7N9 hay không.

  
Ø  Ở Trung Quốc, virus H7N9 đã được phát hiện trên chim bồ câu, chim cút và gà. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của dịch bệnh này.

Ø  Ngoài ra các loài khác như chồn, hổ(Thái Lan), báo (Hà Lan), Mèocũng được xác nhận là có thể mang virus cúm.

VIRUS CÚM LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO

Loài thủy cầm và một số loài chim di trú có mang virus cúm trong cơ thể (virus có trong nước dãi, nước mũi, phân…) nhưng không thể hiện bệnh,. Khi ra khỏi cơ thể chim và thủy cầm, virus có thể tồn tại trong phân chim ít nhất 35 ngày ở 4ºC, 6 ngày ở 37ºC. Chúng bài thải virus ra môi trường, khi gia cầm bị nhiễm, virus biến đổi  để trở thành chủng độc tính cao và gây thành dịch. Nếu người tiếp xúc với gia cầm bị bệnh cúm mà không được bảo hộ tốt thì có thể bị lây bệnh cúm từ gia cầm sang người.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: Hô hấp và tiêu hóa(không khí, thức ăn, nước uống)
  • Trong phòng thí nghiệm cấy virus H5N1 vào heo thì heo bị bệnh nhẹ và không lây cho các heo khác
  • Gây bệnh cho chuột thì chuột mắc bệnh và chết
  • Gây bệnh cho khỉ, khỉ cũng bị nhiễm H5N1
  • Tháng 2/2008 Thái Lan và Pháp công bố phát hiện H5N1 trong máu của muỗi. (khi phân tích máu của muỗi ở gần các trang trại gà bị nhiễm H5N1 ở Thái Lan (2005) đã cho kết quả như trên
  • Nhật Bản cũng công bố trong máu của ruồi hút máu (sống gần trại gà bị nhiễm H5N1 có chứa virus H5N1)
  • Năm 2010 các nhà Khoa học Nhật Bản phát hiện một loại virus cúm gia cầm H5N1 đã biến đổi trong các con heo tại Indonesia và có khả năng lây bệnh từ heo sang người.
  • Do heo dễ mắc cúm gia cầm lẫn cúm ở người nên người ta tin rằng có một chủng virus mới đã biến đổi trong cơ thể heo và có thể lây sang người.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CÚM CHO GIA CẦM

1.Tiêm vaccine phòng bệnh cho gia cầm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2.Sát trùng chuồng trại theo định kỳ (kể cả trong và ngoài chuồng) với các loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE ®, BIOSEPT ®.
3.Nuôi dưỡng tốt, Cấp thuốc vitamin vào thức ăn hoặc nước uống mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc trước khi chủng ngừa với một trong các loại thuốc như BIO-AMINOSOL ®,
BIO-VITAFORT, BIO-VITAMIN C 10%  để nâng cao sức đề kháng.
4.Hạn chế người, xe và các động vật khác kể cả chim trời vào chuồng nuôi
5.Tiêu hủy gia cầm bệnh bằng cách đốt hoặc chôn sâu, không bỏ xác gà ra đồng, xuống sông, ao hồ.
6.Không đem gia cầm bệnh đi bán hoặc mua gia cầm bệnh từ chợ về nhà.
7.Không vận chuyển gia cầm thịt, gia cầm giống không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào nước ta qua đường biên giới. Được biết những tháng đầu năm 2013, ở Campuchia đang xảy ra dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và người, cũng như ở Trung Quốc đang có cúm A/H7N9 trên người rất nguy hiểm.
8.Không chăn thả gia cầm ở những nơi có chim trời di trú đến ăn để tránh nhiễm bệnh.

PHÒNG BỆNH CÚM TỪ GIA CẦM  LÂY SANG NGƯỜI
  • Tránh tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết.
  • Khi tiếp xúc với gia cầm bệnh, gia cầm chết phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay khi bắt gia cầm, sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.
  • Rửa tay trước và sau khi cầm nắm hoặc chế biến từ gia cầm
  • Nấu chín, không ăn tái, không ăn tiết canh
  • Phải báo cho ngành thú y biết khi có gia cầm bệnh hoặc chết.
TRỨNG GIA CẦM CÓ BỊ NHIỄM VIRUS CÚM  KHÔNG
  • Theo tài liệu cho biết có thể tìm thấy virus H5N1 độc tính cao trên bề mặt hay bên trong trứng gia cầm bị nhiễm.
  • Nhưng chưa có trường hợp nào được xác nhận người bị nhiễm bệnh do trứng hay sản phẩm chế biến từ trứng.
  • Mặc dù virus cúm rất nguy hiểm, nhưng may mắn là chúng dễ bị giết chết bởi nhiệt độ, vì vậy để an toàn, người tiêu dùng nên ăn trứng chín và không ăn trứng ốp-la.

NGUỒN NƯỚC CÓ BỊ NHIỄM VIRUS CÚM KHÔNG
  • Nước ao hồ, sông trong vùng có dịch có thể bị nhiễm virus cúm do loài thủy cầm, chim di trú gây ra hoặc do con người bỏ xác gia cầm chết xuống sông.
  • Theo ghi nhận của ngành y tế thì chưa có trường hợp nào nghi nhiễm virus cúm H5N1 trên người qua nguồn nước.
  • Tuy nhiên phải thận trọng không dùng nước uống bị nhiễm. Nếu phải sử dụng nguồn nước ao, hồ, sông thì phải sử dụng chất diệt khuẩn chlorine và đun sôi.
LƯU Ý QUAN TRỌNG

Không phải tất cả chim hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh cúm A/H5N1 và H7N9 đều thể hiện triệu chứng cúm ra bên ngoài nên chúng ta không biết. Nhưng những gia cầm mang mầm bệnh này có thể truyền bệnh cho người. Vì vậy tốt nhất chúng ta luôn đề cao biện pháp phòng bệnh và áp dụng đầy đủ các điều vừa trình bày ở trên để có thể ngừa được bệnh cho gia cầm cũng như cho người !

 
BAN TƯ VẤN CÔNG TY LIÊN DOANH BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110