Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

BỆNH DO STREPTOCOCCUS SPP GÂY RA TRÊN CÁ RÔ PHI, CÁ ĐIÊU HỒNG

TỔNG QUAN:
Trong những năm gần đây, cá rô phi, cá điêu hồng được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Trong đó mô hình nuôi lồng bè phát triển mạnh nhất, hàng năm cung cấp cho TP. HCM và các tỉnh một sản lượng cá rất lớn.
Tuy nhiên sự phát triển của nghề nuôi cá trong thời gian gần đây phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó dịch bệnh do Streptococcus spp gây ra, khá phổ biến.
Nhiều công trình nghiên cứu về dịch bệnh xảy ra trên cá đã cho thấy vi khuẩn Streptococcus spp là một trong những nguyên nhân gây bệnh, làm  thiệt hại lớn cho người nuôi cá rô phi và điêu hồng ở Việt Nam( Đặng thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012; Trần xuân Hạnh, và các cộng sự, 2013).

TÁC NHÂN VÀ BIỂU HIỆN BỆNH:
Tác nhân chính  của bệnh này  là do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra.
Các biểu hiện: Khi cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp thường thấy có một số biểu hiện bên ngoài như cơ thể sậm màu, một bên hoặc hai bên mắt bị lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang,. Cá bị bệnh vận động khó khăn, bơi không có định hướng. Não, thận và tỳ tạng là những cơ quan bị tổn thương nhiều nhất và đây là lý do gây chết cá.

PHÒNG TRỊ BỆNH:
  • Phòng bệnh:
Chọn cá giống khỏe mạnh và đồng đều về kích cỡ để thả nuôi
Thả mật độ vừa phải, phù hợp với mức độ đầu tư của ao hoặc bè
Cá giống trước khi thả nuôi nên tắm nước muối 5% trong 5 – 10 phút hoặc tắm
BIO-OXYTETRA FOR AQUACULTURE liều 5ppm( 5g/1m3 nước) ngâm trong 5-10 phút, để loại bỏ mầm bệnh.
Trong quá trình nuôi: Cho ăn vừa phải, tránh dư thừa thức ăn và thường xuyên bổ sung BIO NUTRI-FISH ( chất dinh dưỡng) trong khẩu phần ăn để  nâng sức kháng bệnh cho cá.
Hạn chế cá bị stress: Kiểm soát môi trường ao nuôi hợp lý, hạn chế ô nhiễm, hạn chế biến động lớn các thông số môi trường nước nhất là pH và nhiệt độ. Nếu nhiệt độ tăng cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
Định kỳ 1 tháng 1 lần diệt khuẩn nguồn nước nuôi cá bằng
BIO-IODINE COMPLEX FOR FISH, giúp hạn chế vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Trị bệnh:
Dùng kháng sinh đặc trị BIO-OXYTETRA FOR AQUACULTURE với  liều 2gam/1kg thức ăn. Cho ăn trong 5 – 7 ngày.
Hoặc dùng kháng sinh
BIO-AMOXICILLIN 50% FOR AQUACULTURE cũng cho kết quả rất tốt
Liều 2g/1kg thức ăn
Cho ăn trong 5-7 ngày
Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh nên trộn men tiêu hóa
BIO-VIZYME NEW FOR FISH hoặc BIOZYME FOR FISH cho cá ăn liên tục 1 tuần để phục hồi hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cá tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt, nhờ vậy cá đồng đều và mau lớn.
                                                                  ĐẶNG HỒNG ĐỨC
                                                                Trưởng Bộ phận Thủy sản
 
                  

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110